LÀM GÌ BÀI TOÁN CẮT GIẢM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP?

Bài toán cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng hàng đầu liên quan đến việc sống còn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân.

Cat-giam-chi-phi

Cat-giam-chi-phi

Về lý thuyết, giá của sản phẩm được cấu thành từ chi phí sản xuất cộng với tỉ suất lợi nhuận của công ty. Trong khi bối cảnh kinh tế hiên nay, tất cả các chi phí đầu vào đều tăng với tốc độ chóng mặt. Nhưng nếu các doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm liên tục theo đà tăng của các chi phí đó, đến một lúc nào đó yếu tố giá sẽ phá vỡ nhu cầu của khách hàng. Rất ít doanh nghiệp hiện nay ý thức được hậu quả khôn lường đó.

Chỉ có một con đường duy nhất là các doanh nghiệp bằng mọi giá phải cắt giảm tối đa chi phí đầu vào của mình mới mong có thể tồn tại và phát triển vững bền.

Và bài toán được đặt ra lúc này là: làm thế nào để doanh nghiệp vừa có thể đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tăng năng suất lao động, góp phần tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không phải tăng giá sản phẩm?

Rất dễ để kể ra những giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc cắt giảm chi phí.

Đầu tiên người ta thường nghĩ tới việc cắt giảm nhân công (chi phí nhân công có thể chiếm tới 60% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp).

Tuy nhiên, cắt giảm nhân công bao giờ cũng chỉ được tính đến như một giải pháp cuối cùng để giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi tình thế trong lúc khó khăn nhất. Và việc cắt giảm nhân công luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nó không được doanh nghiệp thực hiện một cách bài bản và có tính toán.

Một doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng chấm dứt hợp đồng lao động với hàng trăm thậm chí hàng ngàn công nhân trong giai đoạn khó khăn, nhưng điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Hơn nữa để tuyển dụng lại được một lượng công nhân có tay nghề như vậy khi nền kinh tế đã được phục hồi sẽ không phải là chuyện đơn giản và chi phí chắc chắn cũng không nhỏ.

Lựa chọn khác mà các doanh nghiệp thường hay nghĩ tới là cắt giảm chi phí marketing. Một số doanh nghiệp lấy việc cắt giảm các chi phí quảng cáo làm trọng tâm. Lựa chọn này sẽ là khôn ngoan nếu doanh nghiệp đó có các giải pháp marketing mới (thay thế cho những chiến dịch quảng cáo đắt tiền mà doanh nghiệp thường sử dụng trước đó) với chi phí rẻ hơn nhưng thực sự hiệu quả như Internet Marketing chẳng hạn.

Cắt giảm chi phí bảo hiểm, bảo dưỡng máy móc có thể là một trong những lựa chọn tương đối “ngây thơ” nhưng lại thực sự “nguy hiểm” mà một số doanh nghiệp vẫn đang sử dụng. Khoản chi phí này ở doanh nghiệp tuy không nhỏ, nhưng lại là một khoản “chi phí quan trọng”.

Cat-giam-chi-phi

Cat-giam-chi-phi

Máy móc, dây chuyền sản xuất là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất của doanh nghiệp. Chính những dây chuyền máy móc này là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp vì nó quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Dây chuyền máy móc nếu không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, nếu không nằm trong tình trạng vận hành tốt nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, làm tăng lượng tiêu thụ điện năng.Chưa kể đến các hỏng hóc lớn (do không bảo trì, bảo dưỡng) dẫn đến việc phải sửa chữa hay thay thế linh kiện sẽ mất khoản chi phí rất lớn, đồng thời có thể dẫn đến ngừng trệ sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó cũng bị anh hưởng nặng nề.

Cắt giảm chi phí sử dụng điện năng liệu có thực sự dễ dàng hay không? Rất nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tháng phải thanh toán một khoản chi phí rất lớn cho việc tiêu thụ điện năng.

Nhưng rất ít doanh nghiệp thực sự chú tâm đến khu vực này để giải bài toán cắt giảm chi phí, hoặc có nhận thức nhưng vẫn loay hoay không có cách giải quyết triệt để do vượt quá khả năng vì loại chi phí này liên quan trực đến cơ chế vận hành máy móc thiết bị. Nên việc cắt giảm mà không ảnh hưởng tới quy trình vận hành sản xuất là điều không dễ chút nào.

Giảm lượng tồn kho cũng là một giải pháp hữu hiệu trong các nỗ lực cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả lao động. Hàng tồn kho nếu không được bảo quản tốt hoàn toàn có thể trở thành những đống phế thải, tiêu tốn mặt bằng, làm chậm quá trình quay vòng vốn vv… Có được quy trình dự báo, phân phối chính xác, quản lý hàng tồn kho hợp lý cũng là cách doanh nghiệp cắt giảm chi phí rất hiệu quả.

Ngoài một số cách thức nói trên, để giảm chi phí và tăng năng suất lao động thì doanh nghiệp còn có thể áp dụng một số phương thức khác nữa. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời, chưa mang tính bền vững.

Trong bài viết sau, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một giải pháp mang tính chiến lược tác động một cách tổng thể giúp các doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Xin hẹn gặp lại!

NGUYỄN TRUNG NGUYÊN

GĐ Cty TNHH MTV Tung Cánh Việt

Http://www.NguyenTrungNguyen.net

9 comments on “LÀM GÌ BÀI TOÁN CẮT GIẢM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP?

  1. Trong thời điểm hiện tại kinh tế đang khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đang đứng bên bờ vực hay đang loay hoay vời nhà xưởng của mình.

    Với bài chia sẻ này thì quả là những kiến thức quá thú vị.

    Mình quan tâm

    Giảm lượng tồn kho cũng là một giải pháp hữu hiệu trong các nỗ lực cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả lao động. Hàng tồn kho nếu không được bảo quản tốt hoàn toàn có thể trở thành những đống phế thải, tiêu tốn mặt bằng, làm chậm quá trình quay vòng vốn vv… Có được quy trình dự báo, phân phối chính xác, quản lý hàng tồn kho hợp lý cũng là cách doanh nghiệp cắt giảm chi phí rất hiệu quả.

    Làm cách nào có những giải pháp cắt giảm tồn kho hiệu quả?

    Nguyễn Thái Duy
    Be Training —> http://www.BeTraining.org

    • Chào bạn Nguyễn Thái Duy,

      Cám ơn bạn đã chia sẻ! Quả thật vấn đề bạn quan tâm cũng chính là trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.

      Với kinh nghiệm của tôi thì cho tới thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất công nghệ “Sản Xuất Tinh Gọn – Lean Manufacturing” là có thể giúp chúng ta giải quyết tồn kho hiệu quả nhất.

      Bằng việc áp dụng một số công cụ như Value Stream Mapping, Just In Time, Kanban, Production Smoothing…các Doanh nghiệp có thể nhận ra những nhược điểm (tồn kho thành phẩm, tồn kho bán thành phẩm…) của quá trình vận hành, và đưa ra những giải pháp để loại bỏ hoặc tiết giảm chúng.

      P/s: Sản Xuất Tinh Gọn là một công nghệ quản trị hiện đại và hiệu quả được phát triển bởi tập đoàn Toyota danh tiếng. Nó tập hợp những công cụ quản lý và những bài thực hành sản xuất tốt (Tools & Best Practices) giúp cắt giảm lãng phí và tối ưu hóa nguồn lực của Doanh Nghiệp.

      Mời bạn tiếp tục theo dõi những bài viết sau, tôi sẽ từng bước giới thiệu một cách chi tiết về công nghệ tuyệt vời này.

      Thân ái,
      Nguyễn Trung Nguyên – GĐ Cty TUNG CÁNH VIỆT
      http://www.NguyenTrungNguyen.net

  2. Mình cũng rất tâm đắc với giải pháp cắt giàm hàng lưu kho ( theo mình thì lưu kho thì đúng hơn là tồn kho”.

    Với lượng hàng lưu kho ít, có nghĩa là doanh nghiệp đó có Dòng Hàng tốt, dẫn đến Dòng Tiền tốt .

    Với kinh nghiệp và những gì anh Trung Nguyên được chia sẻ từ các chuyên gia Nhật Bản, xin hỏi anh có bí quyết hay phầm mền gì có thể tính được “dòng hàng” để doanh nghiệp có thể bố trí sản xuất kịp thời, đúng thời gian và lưu kho ít

    Xin cảm ơn

    Phan Đăng An – Bàn Ghế Xếp Gấp – Lộc Lâm Furniture

    • Chào a Phan Đăng An,

      Cám ơn a đã theo dõi bài viết.

      Về tồn kho – Inventory, thì về cơ bản chúng ta có thể chia ra làm 3 loại: đó là Tồn Kho Nguyên Vật Liệu, Tồn Kho Thành Phẩm và Tồn Kho Trên Quy Trình hay còn gọi là Hàng Bán Thành Phẩm.

      Thông thường các doanh nghiệp chỉ lưu tâm tới Nguyên Vật Liệu và Hàng Thành Phẩm thôi…hjhjhj vì nó hiện hữu ngay trước mắt nên rất dễ nhận ra.

      Tuy nhiên, doanh nghiệp thường ít để ý tới Hàng Bán Thành Phẩm, vì họ nghĩ “đặc thù ngành nghề” nó phải như vậy. hjhj Nhưng họ đâu biết rằng Tồn kho Bán Thành Phẩm chính là tồn kho nguy hiểm nhất và khó cắt giảm nhất.

      Và với hiểu biết của tôi, thì chỉ có áp dụng công nghệ Sản Xuất Tinh Gọn – Lean Manufacturing mới có thể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất.

      Mời a An tiếp tục theo dõi blog, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ sâu hơn về Lean Manufacturing trong các bài viết kế tiếp.

      Chúc a mạnh khỏe và thành công trong công việc.

      Hẹn gặp lại,

      Nguyễn Trung Nguyên
      Giám Đốc Cty Tư Vấn Đào Tạo TUNG CÁNH VIỆT
      http://TungCanhViet.com

  3. Chào bạn Nguyễn Trung Nguyên

    Bài viết “LÀM GÌ BÀI TOÁN CẮT GIẢM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP?” của bạn thật sự rất hữu ích, giúp ích được rất nhiều cho doanh nghiệp.

    ” Giảm lượng tồn kho cũng là một giải pháp hữu hiệu trong các nỗ lực cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả lao động. Hàng tồn kho nếu không được bảo quản tốt hoàn toàn có thể trở thành những đống phế thải, tiêu tốn mặt bằng, làm chậm quá trình quay vòng vốn vv… Có được quy trình dự báo, phân phối chính xác, quản lý hàng tồn kho hợp lý cũng là cách doanh nghiệp cắt giảm chi phí rất hiệu quả.”

    Chúc bạn thành công trong công việc.

    Tô Kiều Thụy Thu Trang
    GĐTC – Công Ty CP Hồng Thịnh
    http://www.hongthinh.com

    • Chào Chị Thu Trang,

      Cám ơn chị đã xem bài viết.

      Làm sao để giảm lượng tồn kho luôn là vấn đề nhức nhối và khó khăn nhất với các doanh nghiệp, vì một số hạn chế về quy mô kinh doanh, về công nghệ quản lý,…và cả vấn đề từ nhà cung cấp hay thậm chí là đòi hỏi từ phía khách hàng. Hậu quả là các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro rất cao từ lượng tồn kho nguyên vật liệu, hàng thành phẩm…nhưng nguy hiểm nhất là lượng tồn kho bán thành phẩm trên quy trình.

      Mà để giải quyết được vấn đề này thì chỉ có giải pháp duy nhất là áp dụng công nghệ quản lý Sản Xuất Tinh Gọn – Lean Manufacturing mới có thể làm được.

      Hy vọng có cơ hội được trao đổi sâu hơn với Chị về vấn đề này nhé!

      Thân ái,
      Nguyễn Trung Nguyên
      GĐ Cty Tư Vấn Đào Tạo Tung Cánh Việt
      http://NguyenTrungNguyen.Net

  4. Chào bạn.

    Cám ơn bài viết bạn đã chia sẽ.

    Cắt giảm chi phí cho Doanh Nghiệp là điều cần thiết với kinh tế khủng hoàng hiện nay. Mình thích cách này của bạn chia sẽ:

    Cắt giảm chi phí bảo hiểm, bảo dưỡng máy móc có thể là một trong những lựa chọn tương đối “ngây thơ” nhưng lại thực sự “nguy hiểm” mà một số doanh nghiệp vẫn đang sử dụng. Khoản chi phí này ở doanh nghiệp tuy không nhỏ, nhưng lại là một khoản “chi phí quan trọng”.

    Ngoài ra giảm mặt bằng và nhà xưởng là điều nên làm tiếp theo.

    Chúc bạn sức khỏe, gia đình hạnh phúc và nhiều mai mắn.

    Trương Lam Sơn.

    Chủ sáng lập thương hiệu Dầu Dừa Nguyên Chất Bến Tre.

    http://DauDua.net.vn
    https://www.facebook.com/DauDua.net.vn

  5. Chào anh Nguyễn Trung Nguyên!

    Cảm ơn bài viết : “LÀM GÌ BÀI TOÁN CẮT GIẢM CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP?” rất chân thực và bổ ích của anh.

    Anh đã chia sẻ một vấn đề rất hay mà hiện nay nhiều công ty, doanh nghiệp phải đối mặt.

    Em rất tâm đắc đoạn chia sẻ này của anh:
    “Tuy nhiên, cắt giảm nhân công bao giờ cũng chỉ được tính đến như một giải pháp cuối cùng để giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi tình thế trong lúc khó khăn nhất. Và việc cắt giảm nhân công luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nó không được doanh nghiệp thực hiện một cách bài bản và có tính toán.”

    Và ” Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời, chưa mang tính bền vững.”

    Chính vì thế, em và độc giả đang đón đọc những giải pháp bền vững của anh và quý công ty.

    Cảm ơn anh ! Chúc anh và công ty ngày càng phát triển!

    Trịnh Đình Tý- chủ sáng lập công ty Truyền thông Benet

    Điện thoại : 0938564969
    Email : trinhdinhty116@gmail.com
    Web : http://www.VietPR.net
    Face : http://www.facebook.com/TrinhDinhTy

  6. Chào anh Nguyễn Trung Nguyên !

    Rất cảm ơn những chia sẻ của anh. Hiện nay khủng hoảng kinh tế nên ít nhiều các doanh nghiệp điều bị ảnh hưởng, vì vây tiết kiệm chi phí là một bài toán mà rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang tìm lời giải đáp.
    Theo tôi, tùy loại hình hoạt động của từng công ty, doanh nghiệp khác nhau mà có những cách tiết kiệm chi phí cho phù hợp. Những gợi ý chia sẻ của anh rất ấn tượng, và đề tài này chắc chắn có nhiều người quan tâm.
    Tôi khá ấn tượng với cách cắt giảm chi phí marketing. Tức giảm các chi phí quảng cáo. Thay vào đó lựa chọn giải pháp hiệu quả khác mà chi phí rẻ hơn như Internet Marketing.
    Những tư vấn rất hữu hiệu. Chúc anh năm mới sức khỏe và đạt nhiều thành công mới trên con đường sự nghiệp.

    Nguyễn Công Quang – Công ty Cây Xanh Gia Nguyễn
    Web : http://cayxanhgianguyen.com/

Gửi phản hồi cho Nguyễn Công Quang Hủy trả lời